Trường THCS Chu Văn An sinh hoạt ngày 2/9 (2/9/1945 -2/9/2016)

Thứ hai - 29/08/2016 08:13
Sáng ngày 29/8/2016 trường THCS Chu Văn An tổ chức sinh hoạt kỷ niệm 71 ngày Quốc Khánh (2/9/1945 - 2/9/2016)
Trường THCS Chu Văn An sinh hoạt ngày 2/9 (2/9/1945 -2/9/2016)

Mở đầu là tiết mục văn nghệ 

 

 

2 9 2

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một biểu tượng kiệt xuất về lòng quyết tâm của cả một dân tộc, Người đã cống hiến trọn đời mình cho sự nghiệp giải phóng dân tộc của nhân dân VN, góp phần vào cuộc đấu tranh chung của các dân tộc vì hòa bình, độc lập dân tộc,  dân chủ và tiến bộ. Tên tuổi của Người sẽ còn mãi mãi ghi trên những trang sử đẹp nhất của thời đại chúng ta.

    Nhân kỉ niệm 71 năm ngày Quốc khánh của nước ta ( 2/9/1945 – 2/9/2016), chúng ta hãy cùng nhau ngược dòng lịch sử quay về thập niên 10 của thế kỉ XX.

Chủ tịch Hồ Chí Minh được sinh ra và lớn lên trong trong một giai đoạn đầy biến động của đất nước. Truyền thống yêu nước, bất khuất của quê hương và của gia đình đã giúp cho Người sớm xót xa trước nỗi thống khổ của đồng bào, sớm biết đau nỗi đau mất nước, sớm có chí diệt thù cứu nước ngay khi còn là người thiếu niên 15 tuổi. Tinh thần của cuộc khởi nghĩa Hương Khê, của các phong trào Đông Du, Đông Kinh nghĩa thục cùng tiến vang của cuộc khởi nghĩa nông dân Yên thế đã tác động mạnh mẽ đến tâm hồn nhạy cảm của Người. Tuy rất khâm phục những nhà yêu nước tiền bối như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh,… nhưng Người không hoàn toàn tán thành con đường hoạt động của các cụ. Trước thất bại của các phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu và các du HS của VN bị trục xuất khỏi nước Nhật, Đông Kinh Nghĩa Thục bị đóng cửa…, vượt qua những hạn chế của các nhà CM đi trước, với sự nhạy cảm chính trị sắc bén, Người quyết tâm đi tìm một con đường cứu nước khác với cha anh. Ngược với làn sóng Đông du, Người đi sang phương Tây, quê hương của CM dân chủ tư sản, nơi các trào lưu tư tưởng tự do dân chủ và KHKT phát triển. Để thực hiện mục đích ham muốn tột bậc của đời mình là giành độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào, không khoát áo thân sĩ mà với tư cách một người lao động bắt đầu sự nghiệp với đôi bàn tay trắng, anh thanh niên Nguyễn Tất Thành đã lên đường ra đi tìm đường cứu nước với một ý chí mãnh liệt, một nghị lực phi thường, một quyết tâm không gì lay chuyển nổi. Đầu năm 1911, Người đến Sài Gòn xin vào trường Bách Nghệ- nơi đào tạo công nhân hàng hải và cơ khí. Được ít lâu, lấy tên là Văn Ba Người xin làm phụ bếp trên chiếc tàu buôn của Pháp để đi ra nước ngoài

“ Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương”

Với đôi bàn tay trắng, Người đã vượt qua mọi khó khăn gian khổ, sẵn sàng chấp nhận mọi lao động cực nhọc nhất để thực hiện cuộc hành trình dài 6 năm qua nhiều nước Âu, Phi, Mĩ. Sau đó trở lại nước Pháp, hết làm bồi bàn, làm phụ bếp rồi đến làm vườn, quết tuyết, vẽ đồ cổ, làm thợ ảnh… có lúc phải đi bán bao diêm để sống. Ăn ở chật vật trong một căn buồng nhỏ hẹp giữa thủ đô Paris, giá rét, nhọc nhằn, gian khổ không thể nào tả xiết nhưng người vẫn không sờn lòng, nản chí

“ Một hòn gạch nóng nung tâm huyết

Một mẩu mì con nuôi chí bền”

     Sau nhiều năm hòa mình trong cuộc sống LĐ, Người hiểu rằng ở đâu người dân mất nước cũng khổ nhục như nhau, ở đâu bọn đế quốc, thực dân cũng tàn bạo độc ác. Dù màu da, tiếng nói khác nhau nhưng trên đời này chỉ có hai loại người: người thống trị và kẻ bị trị, hai cảnh đời trái ngược: cuộc sống đế vương của bọn tư bản và cảnh đói nghèo cơ cực của người lao động.

Năm 1919 sau 8 năm rời tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước cứu dân, thay mặt hội những người VN yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã gởi đến hội nghị Vec-xây Bản yêu sách đòi quyền tự do dân chủ. Bản yêu sách này không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn trong dư luận Pháp và dội mạnh về đất nước VN, thức tỉnh và giục giã nhân dân đứng lên đấu tranh. Từ đó 3 chữ Nguyễn Ái Quốc có một sức thu hút rất lạ.

Ngoài thời gian lao động để kiếm sống và hoạt động cách mạng, NAQ không ngừng làm giàu cho vốn tri thức của mình bằng những tác phẩm của kho tàng văn hóa thế giới. Chính vốn hiểu biết thực tiễn phong phú ấy đã làm NAQ “bừng sáng” khi bắt gặp Luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin. Luận cương của Lênin đã làm cho Người “rất cảm động, phấn khởi và tin tưởng biết bao”. Ngồi một mình trong phòng mà Người nói to lên như đang nói trước quần chúng đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa dầy đau khổ! Đây là cái cần thiết cho chúng ta. Đây là con đường giải phóng chúng ta”. Luận cương của Lênin đã giải đáp đúng những vấn đề mà Người đang tìm hiểu, giúp Người khẳng định rằng: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản, con đường của CM tháng 10, con đường chủ nghĩa Mac-Lênin”

Bằng hành động lịch sử là gia nhập Quốc tế CS và tham gia Đảng CS Pháp, NAQ đã mở đường cho cách mạng VN ra khỏi cuộc khủng hoảng về đường lối, Người trở thành người cộng sản VN đầu tiên hoạt động trong Đảng CS Pháp và là một chiến sĩ quốc tế.

Những hoạt động sôi nổi và ảnh hưởng ngày càng rộng lớn của người đã khiến bọn thực dân lo sợ, bọn mật thám luôn theo dõi Người. Trái lại, những người cộng sản lúc bấy giờ đã vui mừng, phấn khởi vì nhận thấy ở Người phẩm chất và tài năng của một chiến sĩ đầy triển vọng. Tháng 6/ 1923, NAQ bí mật từ Paris đến Matxcơva. Lần đầu tiên đến quê hương của CM tháng 10, đó là một trong những kĩ niệm sâu sắc nhất trong cuộc đởi hoạt động CM của Người. Một ước vọng tha thiết của NAQ khi đến Liên Xô là được gặp Lênin.

Nhưng Người đã không thực hiện được điều đó. Sau thời gian đau nặng, Lênin đã qua đời ngày 21/1/1924. Sáng hôm sau, trên báo Sụ Thật xuất hiện bài báo của NAQ viết về Lênin

: “Khi còn sống Lênin là người cha, người thầy, người đồng chí của chúng ta. Ngày nay Người là ngôi sao sáng chỉ đường cho chúng ta đi tới cuộc CM xã hội. Lênin bất diệt sẽ sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta”.

 Các em thân mến!

Ngày 28/1/1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài, NAQ trở về tổ quốc trực tiếp lãnh đạo CMVN. Người đặt cơ quan tại Pắc Bó (Cao Bằng) và Pắc Bó đã trở thành chiếc nôi của CM Việt Nam.

“Ai đã đến ai chưa đến đó

Có hòn núi Mác, suối Lênin

Hãy về thăm quê ta Pắc Bó

Nơi Bác về nguồn nước mới sinh”

Chỗ ở của Người sau khi về nước là một hang đá. Thiên nhiên sông nước hữu tình đã khơi nguồn cảm xúc của Người.

“ Non xa xa nước xa xa

Nào phải thênh thang mới gọi là

Đây suối Lê nin, kia núi Mác

Hai tay xây dựng một sơn hà”

Cuộc sống gian khổ nơi vùng biên thùy hẻo lánh vẫn không làm giảm tinh thần lạc quan ở Người: 

“ Sáng ra bờ suối, tối vào hang

Cháo bẹ rau măng vẫn sẵn sàng

Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng

Cuộc đời cách mạng thật là sang”

Chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc với thắng lợi của Hồng quân Liên Xô. Người từ Cao bằng về Tuyên Quang chọn Tân Trào làm căn cứ chị đạo cách mạng cả nước. Tân Trào nơi được chọn làm thủ đô của Chính phủ CM lâm thời của nước VN cũng chỉ là một làng nhỏ miền núi của đồng bào dân tộc Tày. Sau đó Người gởi đến đồng bào cả nước

“Thư kêu gọi tổng khởi nghĩa”.

Giờ quyết định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Với tinh thần “Dù hi sinh tới đâu, dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập”.

Cạnh đình có cây đa cổ thụ, nhánh rễ buông dài chằng chịt, tán xòe rợp bóng che mát 1 bãi cỏ lớn. chính dưới gốc cây đa cổ thụ Tân Trào này đã được Võ Nguyên Giáp làm lễ xuất quân tiến về Thái Nguyên, mở đường về Hà Nội.

“Mười lăm năm ấy ai quên

Quê hương cách mạng dựng nên Công Hòa

Mình về mình lại nhớ ta

Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào”

Việt Bắc đã làm tròn sứ mạng lịch sử căn cứ địa vững chắc của cả nước xứng đáng với nhửng lời ca ngợi:

“Ở đâu u ám quân thù

Nhìn lên Việt Bắc cụ Hồ sáng soi

Ở đâu đau đớn gióng nòi

Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền!”

Khi rời tổ quốc ra đi đất nước còn chìm đắm trong đêm tối chưa tìm được đường ra, thế mà bây giờ, sau 34 năm chiến đấu, giờ phút huy hoàng của dân tộc đã đến, cờ độc lập đã tung bay trên khắp đất nước. Vị lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trở thành vị chủ tịch nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á. Người bắt tay vào dự thảo bản Tuyên ngôn Độc Lập. trong căn phòng nhỏ của ngôi nhà 3 tầng số 48 hàng ngang, 1 cơ sở của Đảng trong lòng Hà Nội, nơi người ở đầu tiên trong những ngày mới về Hà Nội. Người miệt mài làm việc suốt ngày đêm, khi viết khi đánh máy.

Ngày 2/9/1945 Hà Nội tràn ngập cờ hoa và biểu ngữ. Đồng bào thủ đô từ mọi ngã đường kéo về vườn hoa Ba Đình trong ngày hội lớn của dân tộc để đón chào chính phủ của mình và vị chủ tịch kính yêu từ lâu đã nghe tên nhưng chưa có dịp diến kiến.

Ngày 2/9/1945 mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc. đó là ngày hội lớn nhất, vẻ vang nhất của dân tộc Việt Nam, trở thành ngày Quốc Khánh của nước ta và ngày ấy cũng gắn liền với tên tuổi, hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người đã khai sinh ra nước VNDCCH.

Ngược dòng lịch sử 4000 năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã viết nhiều trang vẻ vang, lập nhiều chiến công hiển hách, đã từng bao lần tuyên bố độc lập. nhưng với ngày 2/9/1945 lịch sử đã sang trang, đất nước đã độc lập, một kỉ nguyên mới bắt đầu- kỉ nguyên dân chủ cộng hòa.

Ngày 2/9/1969 lịch sử Viện Nam ghi thêm một sự kiện trọng đại, một nỗi đau thương của cả đất nước, của cả dân tộc. Bác Hồ - người con ưu tú nhất của dân tộc, nhà cách mạng, nhà văn hóa lỗi lạc qua đời.

Bác ra đi lòng còn để lại

Muôn vàn tình nghĩa cho mai sau

Từng lời di chúc trong như ngọc

Rọi mỗi tâm hồn them thanh cao.

Tiếp theo là phần thi hái hoa dân chủ tìm hiểu về ngày quốc khánh 2/9

2 9 4

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Truyền hình giáo dục
Thăm dò ý kiến

Học sinh có những điều kiện nào phục vụ việc học qua Internet?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay3,364
  • Tháng hiện tại15,840
  • Tổng lượt truy cập19,080,390
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây