UNESCO sẽ vinh danh nhà giáo Chu Văn An

Thứ sáu - 19/04/2019 13:45
Đại hội đồng UNESCO tháng 11/2019 sẽ ra nghị quyết cùng Việt Nam kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An vào 2020.
Tượng thờ nhà giáo Chu Văn An tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 
Tượng thờ nhà giáo Chu Văn An tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám. 

Ngày 16/4, khóa họp hội đồng chấp hành UNESCO lần thứ 206 tại Paris (Pháp) đã thông qua hồ sơ của Việt Nam đề nghị vinh danh nhà giáo Chu Văn An cùng 48 hồ sơ của các quốc gia khác.

UNESCO sẽ cùng Việt Nam kỷ niệm 650 năm ngày mất của danh nhân Chu Văn An vào năm 2020. Kỳ họp đại hội đồng lần thứ 40 vào tháng 11/2019, UNESCO sẽ ra nghị quyết về việc này.

Ông Lê Xuân Kiêu, Giám đốc Văn Miếu - Quốc Tử Giám cho biết, các nhân vật được UNESCO tôn vinh phải phù hợp với sứ mệnh và lý tưởng của tổ chức này là góp phần thúc đẩy hòa bình, đối thoại văn hóa, hiểu biết giữa các dân tộc. Nhân vật đồng thời phải có tầm ảnh hưởng trong và ngoài quốc gia đề cử.

Ở thời Chu Văn An, trường học còn rất hiếm. Cả nước chỉ có một trường quốc lập là Quốc Tử Giám ở kinh đô dành cho con vua quan, sau mở rộng cho những người tài trong nhân dân theo học. Thấy con em nhân dân phần lớn thất học, Chu Văn An đã mở trường Huỳnh Cung tại quê nhà (Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội ngày nay) để dạy học.Chu Văn An sinh năm 1292 tại xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay là làng Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Theo Đại Việt sử ký toàn thư, Chu Văn An "tính cương nghị, thẳng thắn, sửa mình trong sạch, không cầu lợi lộc". Sinh thời, ông được dân chúng tôn là "Vạn thế sư biểu", nghĩa là người thầy chuẩn mực muôn đời của Việt Nam.

Trong khoa thi năm 1314, hai học trò của ông đỗ Thái học sinh, tương đương học vị tiến sĩ, gây tiếng vang lớn trong giới sĩ tử đương thời. Thầy giáo Chu Văn An và trường Huỳnh Cung được cả nước biết đến. 

Sau đó, ông được vua Trần Minh Tông mời ra làm Tư nghiệp (hiệu trưởng) trường Quốc Tử Giám, trông coi việc học cho cả nước. Ông cho mở mang trường, viết Tứ thư thuyết ước, tóm tắt bốn bộ sách lớn là Luận ngữ, Mạnh tử, Đại học và Trung dung, làm giáo trình dạy học. Kể từ thời Chu Văn An trở về sau, Quốc Tử Giám mỗi ngày được củng cố, mở rộng.

Khi vua Trần Dụ Tông lên ngôi, quyền gian liên kết hoành hành, giặc giã dấy lên cướp bóc. Thấy chính sự bê bối, nhà giáo Chu Văn An đã viết Thất trảm sớ, đòi chém 7 kẻ nịnh thần, đều là người quyền thế được vua yêu. Dù bị vua Dụ Tông phớt lờ, tấu sớ của hiệu trưởng trường Quốc Tử Giám gây chấn động dư luận bởi theo quy chế lúc bấy giờ, chỉ quan Ngự sử mới được quyền can gián vua.

Dâng sớ bất thành, Chu Văn An về Chí Linh (Hải Dương) mở trường dạy học. Từ khi ông về, vùng đất này dấy lên phong trào học tập, nhiều người học giỏi nổi tiếng. Ở đời nhà Mạc, huyện này có bà Nguyễn Thị Duệ thi đỗ tiến sĩ, là nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của Việt Nam thời phong kiến. Ngoài ra, còn có Nguyễn Phong, mới 14 tuổi đã cùng cha thi đỗ kỳ thi Hương, 26 tuổi đỗ tiến sĩ.

Cuối đời, Chu Văn An sống thanh thản trong cảnh nghèo, vui với lớp học, văn chương. Triều đình nhiều lần mời về nhưng ông từ chối. Tháng 11/1370, ông trút hơi thở cuối cùng. Sau khi mất, triều đình đưa Chu Văn An vào thờ ở Văn Miếu, xem ông ngang hàng với những bậc thánh hiền ngày xưa.

Nguồn tin: VNExpress.net

Tổng số điểm của bài viết là: 39 trong 8 đánh giá

Xếp hạng: 4.9 - 8 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Văn bản mới

1360/PGDĐT

Ngày ban hành: 13/08/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ cấp lại bản sao văn bằng, chứng chỉ từ sổ gốc

Ngày ban hành: 13/08/2024

1080/PGDĐT

Ngày ban hành: 18/07/2024. Trích yếu: Triển khai hồ sơ chuyển trường đối với học sinh trung học cơ sở

Ngày ban hành: 18/07/2024

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

Truyền hình giáo dục
Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập39
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm29
  • Hôm nay2,624
  • Tháng hiện tại98,928
  • Tổng lượt truy cập20,424,901
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây