Chuyên đề sử dụng tiết kiệm điện

Thứ ba - 18/10/2016 11:26
TIẾT KIỆM ĐIỆN - VÌ SAO? CÁCH NÀO?
Chuyên đề sử dụng tiết kiệm điện

 

Ngày nay, chúng ta phụ thuộc rất nhiều vào điện. Ta tiêu thụ điện để sinh hoạt, giải trí, học tập. Chính vì những nhu cầu ấy mà rất nhiều người đang tiêu thụ điện quá mức, lãng phí, mặc dù vẫn còn nhiều nơi thiếu điện. Như vậy, việc sử dụng điện hợp lí và tiết kiệm là vô cùng quan trọng.

Từ khi được phát minh ra đến nay, điện đã thay đổi cuộc sống của con người về nhiều mặt. Nhiều việc tưởng như không thể làm được đã trở nên tầm thường nhờ điện năng: những chiếc đèn treo ngược vẫn cháy, hay những chiếc hộp chiếu lên hình ảnh chẳng hạn. Những lợi ích ấy quá rõ ràng và to lớn, vì vậy nhu cầu sử dụng điện ngày càng tăng, và nguồn cung cấp điện cũng tăng theo. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta được quyền phung phí điện.

Có rất nhiều lí do cho việc này. Đầu tiên, dù nguồn cung phát triển dựa trên nhu cầu, nhưng chúng chưa bao giờ là đủ. Nhiều khu vực vẫn đang chịu tình trạng thiếu thốn điện năng, có những nơi chưa bao giờ tiếp xúc với điện. Ngay cả ở những đô thị, tình trạng mất điện vẫn xảy ra. Tiếp theo, sản xuất ra điện là một quy trình tốn kém và độc hại. Nhiệt điện yêu cầu đốt các nhiên liệu, tạo khí thải ô nhiễm môi trường. Điện hạt nhân lại rất nguy hiểm cho con người. Thuỷ điện rất tốn kém, và có thể gây hạn hán hoặc lũ lụt nếu chọn sai thời điểm xả nước. Khai thác điện còn tiêu tốn các nguồn tài nguyên khác. Hơn nữa, việc lãng phí điện khiến chúng ta tốn kém tiền của vô ích, và khi ta tiêu thụ quá nhiều điện, sẽ không còn điện cho những người khác sử dụng khi cần, mặc dù nhu cầu của mỗi người đều gần như nhau: giải trí, sinh hoạt, học tập. Đặc biệt hơn, lãng phí điện tạo thói quen xấu, trước hết là cho chúng ta, sau đó là khiến con em học theo, tạo một lối mòn khó sửa đổi.

Như vậy, tiết kiệm điện là việc làm rất cần thiết. Có nhiều phương pháp để đạt được sự tíêt kiệm ấy. Câu khẩu hiệu nổi tiếng “Tắt khi không sử dụng” mà chúng ta thường nghe thấy là một ví dụ, và nghĩa của nó cũng đã khá rõ: những gì không sử dụng thì tốt nhất nên tắt đi. Một cách nữa là sử dụng các đồ dùng tiết kiệm điện: Thay vì sử dụng đèn dây tóc, ta nên sử dụng đèn compact tiết kiệm hơn nhiều lần. Cũng có thể tiết kiệm điện bằng cách bảo dưỡng các thiết bị điện trong nhà thường xuyên và thay mới khi cần, vì càng cũ thì các dụng cụ ấy càng cần nhiều điện để vận hành, hơn nữa các thiết bị càng hiện đại thì càng tiết kiệm hơn vì đó cũng là một tiêu chí để các nhà sản xuất cạnh tranh với nhau bên cạnh chất lượng, giá thành và số lượng.

Nói chung, chúng ta nên tiết kiệm điện năng, vì lợi ích của chính chúng ta và những người xung quanh, cũng như để giảm bớt tác động của con người lên môi trường. Có rất nhiều cách để tiết kiệm điện, và chắc chắn ai cũng có khả năng làm những hành động ý nghĩa này.

new tiet kiem dien 2

SAVING ELECTRICITY – WHY AND HOW

Nowadays, we rely heavily on electricity. It is consumed in order to assist us in our daily activities, our entertainments and our education. Due to such needs, many people are using electricity lavishly, despite the fact that many areas are still lacking electricity. That said, being economical and smart in using electricity is rather crucial.

Ever since electricity is invented, it had changed our life in many aspects. Many things thought to be impossible are now common: lights that are hung upside down, or even boxes that projects images. Those advantages cannot be denied, and with their great impact, they are being demanded more and more, and so the industry of producing electricity grows with it. However, that is not a good reason for us to be wasting electricity.

There are multiple explanations for this. First, although the supply is provided based on our requirements, it was never enough. Many areas still have limited access to electricity, some have never contact it. Even in urban areas, blackouts still occur. Next, it is costly and harmful to produce electricity. Thermal-plants burn fuel which releases hazardous gases into the environment, polluting the air we breathe. Nuclear power plants are dangerous to the human body. Hydroelectric plants cost a lot to build and can cause droughts or floods if they flush at the wrong period. Other resources are also consumed to produce electricity. Beside, using energy thriftlessly may cause unnecessary and wasteful payments, and when too much electricity are used by one person, other are left with none, even though we all have to cover our basic needs: daily activities, entertainment and studying. Shockingly, the wastage of electricity creates a bad habit for ourselves, and later imitated by our children, driving an entire generation into a faulty trail.

Therefore, it is essential to save electricity. There are many ways of doing so’ one is delivered within the well-known slogan “Turn it off when you stop using it”. The statement explained itself: if you stop using something, it is best to turn it off. Another method is to use energy-saving appliances. For example, instead of the classic incandescent bulb, use compact bulbs that save many times more electricity. It is also possible to save electricity by occasionally give your electric appliances maintenance and replacing them whenever needed, since the older a machine gets, the more energy is required to operate it. This is also because the more modern an equipment is, the more energy efficient it is as manufacturers are considering this as a criteria in competing with others, along with quality, price and quantity.

All in all, it is recommended that we save electricity, for our own good as well as other’s, and doing so also reduces our impact on the environment. There are many methods to do so, and certainly anyone can take these noble actions.

new tiet kiem dien

 

new tiet kiem dein 1

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản mới

299/PGDĐT

Ngày ban hành: 11/03/2024. Trích yếu: Triển khai khảo sát thực trạng phát triển năng lực số cho học sinh THCS

Ngày ban hành: 11/03/2024

162/PGDĐT

Ngày ban hành: 31/01/2024. Trích yếu: Tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trong các cơ sở giáo dục năm 2024

Ngày ban hành: 31/01/2024

293/PGDĐT-TCCB

Ngày ban hành: 08/03/2024. Trích yếu: Triển khai một số nội dung liên quan đến việc đi nước ngoài của cán bộ, công chức, viên chức

Ngày ban hành: 08/03/2024

202/PGDĐT

Ngày ban hành: 21/02/2024. Trích yếu: Báo cáo kết quả tăng cường ứng dụng CNTT và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo

Ngày ban hành: 21/02/2024

212/PGDĐT

Ngày ban hành: 23/02/2024. Trích yếu: Triển khai an toàn thông tin, tham gia môi trường mạng an toàn đối với hoạt động giảng dạy, quản lý giáo dục

Ngày ban hành: 23/02/2024

Truyền hình giáo dục
Thăm dò ý kiến

Bạn chọn hình thức thanh toán không dùng tiền mặt nào để thanh toán các khoản phí quy định của nhà trường?

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập17
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay164
  • Tháng hiện tại147,403
  • Tổng lượt truy cập19,041,788
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây